Tìm hiểu về lập trình website

Lập Trình Website

Hiện nay nhiều bạn trẻ và người yêu thích công nghệ quan tâm tâm đến công việc lập trình đặc biệt là lập trình website. Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ được lập trình là gì cũng như các kiến thức cơ bản về lập trình trước khi dấn thân vào lĩnh vực này. Anh Lĩnh MKT sẽ chia sẻ toàn bộ các thông tin liên quan đến lập trình website trong bài viết dưới đây. 

Lập trình website là gì?

Lập trình website là công việc có nhiệm vụ nhận tất cả các dữ liệu từ bộ phận thiết kế web để chuyển thành một bộ máy web hoàn chỉnh có tác động qua lại với cơ sở dữ liệu và tương tác với người dùng dựa trên ngôn ngữ máy tính. Một khi xây dựng trang web xong thì lập trình viên có thể được phân công để quản trị website, lúc đó lập trình viên cần trang bị thêm một số công cụ nhằm giúp cho việc quản trị trở nên đơn giản hơn.

Các công cụ đó sẽ hỗ trợ cho bạn kiểm tra được những lần uptime, downtime, phần trăm thoát trang web, nguồn traffic đổ vào web, hoặc tình trạng quá tải băng thông,…Tuy nhiên, đó sẽ là công việc sau này, bạn có thể vừa học cách lập trình web cơ bản, đồng thời bổ sung thêm kiến thức quản trị website vào thời gian rảnh rỗi.

Lap Trinh Website 2

Thiết kế web là gì?

Thiết kế web là một công việc của một chuyên viên thiết kế web, trong tiếng Anh gọi là Web Designer có nhiệm vụ tạo ra bộ mặt hay còn gọi là giao diện website một cách hoàn chỉnh nhất. Giao diện này có thể ở dạng ảnh hoặc dạng web tĩnh HTML. 

5 bước tự học lập trình web cơ bản cho người mới bắt đầu

  1. Bắt đầu từ google

Cụm từ “Google” như là một chìa khóa vạn năng giúp khai mở ra hàng loạt kiến thức ở đủ mọi lĩnh vực dành cho bạn. Chỉ cần gõ google “tự học lập trình web bắt đầu từ đâu”, hàng loạt các khóa học, các bài viết chia sẻ với đầy đủ mọi tài liệu từ cơ bản đến nâng cao. Nhưng vì quá nhiều nguồn học tập dẫn đến bạn sẽ bị hoang mang và không biết được nguồn nào thích hợp. Do đó hãy sử dụng google để tham khảo vấn đề nào đó trong quá trình tự học của bạn thôi nhé.

  1. Bắt đầu học một ngôn ngữ lập trình

Hiện nay, có rất nhiều ngôn ngữ lập trình được áp dụng trong việc xây dựng website. Nhưng căn bản chỉ gồm năm ngôn ngữ chính, đó là: HTML, CSS, JavaScript, MySQL, PHP.

HTML là ngôn ngữ đầu tiên mà một nhà thiết kế web phải học.

  • HTML dùng để “xây dựng nội dung” bên trong trang web.
  • Ví dụ, khi truy cập vào các trang web, bạn sẽ thỉnh thoảng thấy những thứ như: hình ảnh, các đoạn văn bản, các liên kết, video,… đó chính là nhờ vào HTML.

Lap Trinh Website 1

CSS là ngôn ngữ thứ hai mà một nhà thiết kế web phải học.

  • CSS dùng để định dạng cho các nội dung bên trong trang web.
  • Ví dụ, khi truy cập vào các trang web, bạn sẽ thấy: có văn bản thì chữ to, có văn bản thì chữ nhỏ, có văn bản thì chữ màu này, có văn bản thì chữ màu kia, chữ in nghiêng, chữ in đậm,… đó chính là nhờ vào CSS.

JavaScript là ngôn ngữ thứ ba mà một nhà thiết kế web phải học.

  • JavaScript dùng để “xây dựng chức năng phía người dùng”
  • Ví dụ, khi truy cập vào các trang web, bạn sẽ thỉnh thoảng thấy những ứng dụng như: máy tính toán học, đồng hồ hiển thị thời gian, kiểm tra dữ liệu nhập vào từ biểu mẫu,…đó chính là nhờ vào JavaScript.

MySQL là ngôn ngữ thứ tư mà một nhà thiết kế web phải học.

  • MySQL dùng để “quản lý và truy xuất dữ liệu”
  • Ví dụ, khi truy cập vào một trang diễn đàn nào đó, các bạn: đăng một bình luận, xóa một bình luận, hoặc sửa một bình luận,…thì các dữ liệu đó sẽ được lưu lại và quản lý bởi MySQL.

PHP là ngôn ngữ thứ năm mà một nhà thiết kế web phải học.

  • PHP dùng để “xây dựng chức năng phía máy chủ”
  • Ví dụ, khi đăng ký tài khoản trên các diễn đàn, người dùng nhập các thông tin rồi bấm đăng ký, khi đó máy chủ sẽ kiểm tra thông tin rồi tạo tài khoản cho người dùng, đó chính là nhờ vào PHP.
  1. Tìm hiểu những thuật ngữ cơ bản của công việc lập trình web

Website là như thế nào thì hẳn ai cũng biết. Nhưng bên trong website bao gồm những gì cấu thành nên nó thì không phải nhiều người biết. Nếu bạn thực sự muốn theo đuổi ngành lập trình web thì hãy hiểu được những khái niệm cơ bản để có thể trao đổi và nói chuyện được.

Thực ra trong công việc lập trình, thuật ngữ được sử dụng rất nhiều. Hầu như trong công việc, các developer thường trao đổi với nhau bằng những từ chuyên môn như code (mã), source code (mã nguồn), bug (lỗi), release (ra mắt sản phẩm),… Nếu bạn là một newbie, việc không hiểu những thuật ngữ cơ bản này sẽ khiến cho bạn cảm thấy “lạc lõng” giữa những người cùng làm một công việc với nhau đấy.

  1. Tìm hiểu về cấu trúc web

Lập trình web thì tất nhiên phải biết về cấu trúc web phải không nào? Giống như bạn muốn xây nên một tòa nhà thì cần phải biết được cấu trúc bên trong một tòa nhà bao gồm những cái gì.

Thông thường một website có ba phần chính (về giao diện) đó là header, body và phần footer. Header thường là nơi để đặt logo, slogan và những hiệu ứng, body là phần đưa vào nội dung chính muốn truyền tải đến các khách hàng và footer là phần cung cấp các thông tin thêm về công ty, chính sách khách hàng, thông tin liên lạc. Còn nếu xét về các trang cần có cho một trang web thì nó bao gồm một trang chủ (homepage), các trang danh mục (category page) và các trang chi tiết (detailed page).

  1. Bắt đầu tạo cho mình một trang web và thực hành với WordPress

WordPress là một nền tảng làm web khác được ưa chuộng hiện nay. Với những đặc tính như đơn giản, dễ sử dụng thậm chí không cần phải viết code, bạn hoàn toàn có thể làm được một trang web chỉ bằng viết dùng các theme trong WordPress và các plugin đi kèm.

Lap Trinh Website 3

Hãy bắt đầu với những blog cá nhân để sử dụng WordPress cho thành thạo. Sau đó hãy bắt đầu với những trang bán hàng và những website doanh nghiệp khác.

Đó là những cách để bạn có thể tạo được trang web miễn phí. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian để tập trung tự xây dựng một trang web thì có thể liên hệ ngay với Web Chuẩn.

Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ thông tin về lập trình website để bạn có thể hiểu rõ hơn về công việc này. Hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức để áp dụng vào trong công việc của mình đồng thời mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Trả lời

Bài viết liên quan

Địa chỉ VP
Gọi điện thoại
Facebook
Chat Zalo