Cài đặt Xampp để là gì? Cài như thế nào? Đây chắc hẳn là một câu hỏi mà hầu hết các bạn đều quan tâm đúng không ạ. Bài viết trước mình đã nói về Webssite cho các bạn hiểu rồi. Ở bài viết này mình sẽ nói chi tiết cho các bạn hiểu rõ hơn nhé. XAMPP hay WAMP luôn là 2 sự lựa chọn hàng đầu của giới lập trình Website khi họ cần tới môi trường để chạy giả lập Website trên trình duyệt. Trong phần hướng dẫn học thiết kế website của mình không thể thiếu Xampp. Ở đây mình hay dùng xampp nên mình hướng dẫn cài xampp nhé.
XAMPP là gì?
Ý nghĩa chữ viết tắt XAMPP là gì? XAMPP hoạt động dựa trên sự tích hợp của 5 phần mềm chính là Cross-Platform (X), Apache (A), MariaDB (M), PHP (P) và Perl (P), nên tên gọi XAMPP cũng là viết tắt từ chữ cái đầu của 5 phần mềm này:
- Chữ X đầu tiên là viết tắt của hệ điều hành mà nó hoạt động với: Linux, Windows và Mac OS X.
- Apache: Web Server mã nguồn mở Apache là máy chủ được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới để phân phối nội dung Web. Ứng dụng được cung cấp dưới dạng phần mềm miễn phí bởi Apache Software Foundation.
- MySQL / MariaDB: Trong MySQL, XAMPP chứa một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ phổ biến nhất trên thế giới. Kết hợp với Web Server Apache và ngôn ngữ lập trình PHP, MySQL cung cấp khả năng lưu trữ dữ liệu cho các dịch vụ Web. Các phiên bản XAMPP hiện tại đã thay thế MySQL bằng MariaDB (một nhánh của dự án MySQL do cộng đồng phát triển, được thực hiện bởi các nhà phát triển ban đầu).
- PHP: Ngôn ngữ lập trình phía máy chủ PHP cho phép người dùng tạo các trang Web hoặc ứng dụng động. PHP có thể được cài đặt trên tất cả các nền tảng và hỗ trợ một số hệ thống cơ sở dữ liệu đa dạng.
- Perl: ngôn ngữ kịch bản Perl được sử dụng trong quản trị hệ thống, phát triển Web và lập trình mạng. Giống như PHP, Perl cũng cho phép người dùng lập trình các ứng dụng Web động.
Ưu điểm lớn nhất của XAMPP là không phải trả phí bản quyền và sử dụng mã nguồn mở, bên cạnh đó cấu hình của web server này tương đối đơn giản, gọn nhẹ nên được sử dụng ngày càng phổ biến hiện nay.
Tìm hiểu về XAMPP
- Nhà phân phối: XAMPP là phần mềm web server thuộc bản quyền của GNU General Public Licence. XAMPP do Apache Friends phân phối và phát triển.
- Ngôn ngữ lập trình: XAMPP hình thành dựa trên sự tích hợp nhiều ngôn ngữ lập trình.
- Hệ điều hành: XAMPP được ứng dụng trên cả 5 hệ điều hành: Cross-platform, Linux, Windows, Solaris, MacOS.
- Các phiên bản: XAMPP ngày càng được nâng cấp và phát triển. Hiện nay phiên bản XAMPP mới nhất là phiên bản 7.3.27 phát hành năm 2020.
Các phần mềm được tích hợp với XAMPP
XAMPP hiện tích hợp 11 phần mềm chủ yếu
Phiên bản mới nhất XAMPP 7.3.27 tích hợp 11 phần mềm, bao gồm:
Apache 2.4.34
MariaDB 10.1.34
PHP 7.2.8
phpMyAdmin 4.8.2
OpenSSL 1.1.0h
XAMPP Control Panel 3.2.2
Webalizer 2.23-04
Mercury Mail Transport System 4.63
FileZilla FTP Server 0.9.41
Tomcat 7.0.56 (with mod_proxy_ajp as connector)
Strawberry Perl 7.0.56 Portable
XAMPP được dùng để làm gì? Tại sao phải cài đặt xampp
XAMPP là một loại ứng dụng phần mềm khá phổ biến và thường hay được các lập trình viên sử dụng để xây dựng và phát triển các dựa án website theo ngôn ngữ PHP. XAMPP được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển website qua Localhost của máy tính cá nhân. XAMPP được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ học tập đến nâng cấp, thử nghiệm Website của các lập trình viên. Để hiểu hơn về Localhost cũng như cách thức hoạt động của nó, mời bạn đọc xem bài: “Localhost là gì?“
Localhost được ghép của 2 chữ “local” (máy tính của bạn) và “host” (máy chủ) là thuật ngữ chỉ máy chủ chạy trên máy tính cá nhân. Localhost cơ bản nó như một webserver bao gồm: Apache, MySQL, PHP và PHPmyadmin. Localhost dùng chính ổ cứng máy tính để làm không gian lưu trữ và cài đặt trang web.
Trên thực tế, bạn không thể sử dụng XAMPP hay bất cứ phần mềm tạo Web Server nào để đưa website vào vận hành kinh doanh. Để làm điều đó, bạn cần mua hosting hoặc sử dụng các dịch vụ cho thuê server. Nếu mô hình kinh doanh của bạn lớn, Mắt Bão khuyến nghị bạn thuê Cloud Server vì điện toán đám mây mang đến rất nhiều lợi ích thích thực cho doanh nghiệp.
Ưu điểm và nhược điểm của XAMPP
Ưu điểm của XAMPP
- XAMPP có thể chạy được trên tất cả các hệ điều hành: Từ Cross-platform, Window, MacOS và Linux.
- XAMPP có cấu hình đơn giản cũng như nhiều chức năng hữu ích cho người dùng. Tiêu biểu gồm: giả lập Server, giả lập Mail Server, hỗ trợ SSL trên Localhost.
- XAMPP tích hợp nhiều thành phần với các tính năng:
- Apache
- PHP (tạo môi trường chạy các tập tin script *.php);
- MySql (hệ quản trị dữ liệu mysql);
- Thay vì phải cài đặt từng thành phần trên, giờ đây các bạn chỉ cần cài XAMPP là chúng ta có 1 web server hoàn chỉnh.Mã nguồn mở: Không như Appserv, XAMPP có giao diện quản lý khá tiện lợi. Nhờ đó, người dùng có thể chủ động bật tắt hoặc khởi động lại các dịch vụ máy chủ bất kỳ lúc nào.
Nhược điểm của XAMPP
Tuy nhiên, bởi vì có cấu hình đơn giản nên XAMPP không được hỗ trợ cấu hình Module, cũng không có Version MySQL, do đó, đôi khi sẽ mang đến sự bất tiện cho người dùng. Trong khi WAMP có nhiều tùy chọn hơn vì nó có nhiều phiên bản cho từng thành phần của server như PHP, Apache, MySQL.
Bên cạnh đó, dung lượng của XAMPP cũng tương đối nặng, dung lượng file cài đặt của XAMPP là 154Mb, nặng hơn nhiều so với WAMP chỉ 41Mb.
Cài đặt Xampp như thế nào?
Để tải XAMPP, đầu tiên bạn truy cập vào địa chỉ https://www.apachefriends.org/download.html và chọn phiên bản XAMPP phù hợp với hệ điều hành của máy tính bạn đang sử dụng, và bạn nên chọn phiên bản PHP 5.4.31. Lưu ý là XAMPP chỉ có phiên bản cho hệ điều hành 32bit nhưng 64bit vẫn hoạt động bình thường.
Một số lưu ý khi cài đặt Xampp
Xoá toàn bộ ứng dụng liên quan tới localhost
Nếu bạn có cài đặt các phần mềm liên quan đến việc làm localhost như PHP, MySQL thì hãy xoá hết. Và bạn không nên cài XAMPP trên Windows Server đã cài đặt IIS.
Nếu bạn dùng Skype
Nếu máy bạn đang cài đặt phần mềm Skype thì localhost sẽ không hoạt động được do Skype đã chiếm quyền sử dụng cổng mạng 80, đây là cổng mặc định của webserver. Do đó, bạn hãy mở Skype -> Tools -> Connection Options -> và bỏ chọn phần “Use port 80 and 443…..” rồi nhập một cổng bất kỳ để Skype sử dụng.
Sửa xong, bạn nhớ khởi động lại máy để hoàn tất nhé.
Tắt tường lửa khi cài đặt xampp
Nếu máy bạn có cài đặt tường lửa từ Windows hay từ một phần mềm Antivirus nào khác thì hãy tắt nó đi vì có thể nó sẽ chặn cổng 80 hoặc các ứng dụng webserver.
Tắt UAC trên Windows
Nếu máy của bạn đang dùng Windows và có bật chức năng User Account Control thì hãy tắt nó đi khi dùng localhost để tránh các vấn đề bị giới hạn quyền.
Cài đặt Xampp
Sau khi tải file cài đặt về xong, hãy cài đặt xampp bằng cách nhấp đúp chuột, sau đó chọn Next.
Ở phần chọn đường dẫn, bạn hãy chọn đường dẫn cần lưu cài đặt của XAMPP. Lưu ý rằng đường dẫn này bạn phải nhớ vì khi cài đặt web lên localhost, bạn phải truy cập vào thư mục này. Bạn nên để mặc định là c:\xampp. Tiếp tục ấn Next.
Ở trang kế tiếp, bạn bỏ chọn phần “Learn more about Bitnami for XAMPP“. Và ấn Next 2 lần nữa để bắt đầu quá trình cài đặt XAMPP.
Sau khi cài đặt xampp xong, ấn nút Finish để kết thúc cài đặt và mở bảng điều khiển của XAMPP. Tuy nhiên, hãy khởi động lại máy sau khi cài đặt xong để tránh tình trạng không khởi động được localhost.
Khởi động Xampp sau khi cài đặt
Bây giờ bạn hãy vào thư mục c:\xampp và mở file xampp-panel.exe lên để bật bảng điều khiển của XAMPP.
Bạn để ý sẽ thấy hai ứng dụng Apache và MySQL có nút Start, đó là dấu hiệu bảo 2 ứng dụng này chưa được khởi động, hãy ấn vào nút Start của từng ứng dụng để khởi động Webserver Apache và MySQL Server lên thì mới chạy được localhost.
Nếu cả hai ứng dụng chuyển sang màu xanh như hình dưới là đã khởi động thành công.
Sau khi khởi động xong, bạn hãy truy cập vào website với địa chỉ là http://localhost sẽ thấy nó hiển thị ra trang giới thiệu XAMPP như hình dưới.
Bạn có thể ấn vào nút English phía bên dưới để truy cập vào trang quản lý localhost.
Lời kết
Trên đây là hướng dẫn các bạn cài đặt Xampp cho máy của mình. Đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về Xampp và nó sẽ đi theo bạn trong suốt quá trình làm việc với website vì host chỉ nên sử dụng để chạy website chính trên internet, còn localhost bạn nên dùng để thử nghiệm hoặc cần chỉnh sửa cái gì đó trong website mà không muốn nó ảnh hưởng trực tiếp đến website chính. Chúc các bạn thành công.