WordPress là gì? Tại sao nên dùng wordpress để thiết kế website?

Wordpress Là Gì?

WordPress là gì các bạn ơi, các bạn có cùng câu hỏi như mình không? Mình chắc hẳn mọi người đã từng ít nhiều nghe tới thiết kế web bằng WordPress đúng không?. Nhưng có thể bạn chưa dành thời gian để tìm hiểu xem nó cung cấp dịch vụ gì. Có thể nói WordPress là một trong những nền tảng thiết kế website được yêu thích nhất hiện nay. Vậy wordpress là gì và nó có những ưu hay nhược điểm gì mình cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

WordPress là gì?

WordPress là một hệ thống xuất bản blog viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng MySQL database (cơ sở dữ liệu MySQL). WordPress là hậu duệ chính thức của b2/cafelog, được phát triển bởi Michel Valdrighi. Cái tên WordPress được đề xuất bởi Christine Selleck, một người bạn của nhà phát triển chính Matt Mullenweg.

Wordpress Là Gì?
Wordpress Là Gì

Phiên bản mới nhất của WordPress là phiên bản 5.7.2, phát hành ngày 23 tháng 05 năm 2021. Nó được phát hành dưới Giấy phép Tài liệu Tự do GNU.

Tổng quan về WordPress

WordPress được biết đến như một CMS miễn phí nhưng tốt nhất hiện nay, Nó rất dễ sử dụng và phổ biến nhất trên thế giới. Các so sánh đều cho thấy người dùng sử dụng CMS này cho việc lập các website cá nhân đến các trang báo điện tử đồ sộ nhất như CNN, Dow Jones, Wall Street Journal… sử dụng WordPress.

Matt Mullenweg - Người Sáng Lập Wordpress
Matt Mullenweg – Người Sáng Lập Wordpress

Thống kê năm 2019 cho thấy có đến xấp xỉ 33.8% các trang web nằm trong top 10 triệu trang web hàng đầu thế giới đang sử dụng WordPress. Đến nay đã có hơn 65 triệu trang web sử dụng nền tảng WordPress, bao gồm cả những website nổi tiếng như Time Inc., TechCrunch, Coca Cola…

Lịch sử hình thành WordPress

WordPress là hậu duệ của b2/cafelog. Nó được ra mắt lần đầu vào năm 2001 và được phát triển bởi Michel Valdrighi. Sau 1 năm, Valdrighi ngừng phát triển b2/cafeblog. Tuy nhiên vào tháng 5 năm 2003, Matt Mullenweg và Mike Little đã bắt tay vào phát hành phiên bản đầu tiên của WordPress dựa trên nền tảng của b2/cafelog. Sau đó những người khác cũng cùng tham gia vào, bao gồm cả Valdrighi.

Lịch Sử Hình Thành Wordpress
Lịch Sử Hình Thành Wordpress

Vào năm 2004, thời hạn cấp phép của gói sản phẩm cạnh tranh Movable Type bị thay đổi bởi Six Apart, và rất nhiều người dùng của nó chuyển sang sử dụng WordPress, tạo nên một bước ngoặt lớn trong sự phát triển và phổ biến của WordPress. Năm 2007, WordPress giành giải thưởng Packt Open Source CMS. Năm 2009. WordPress dẫn đầu về mã nguồn CMS tốt nhất.

Vào ngày 06 tháng 12 năm 2018, WordPress ra mắt phiên bản 5.0 với cải tiến lớn, giới thiệu Trình soạn thảo block mang tên Gutenberg giúp tùy chỉnh bố cục bài viết phong phú và phức tạp hơn. Có nhiều cuộc tranh cãi về sự ra mắt của Gutenberg, bao gồm cả phong trào tách riêng đến từ nhiều lập trình viên không muốn sử dụng tính năng này.

Chặng đường hình thành các phiên bản WordPress

Các phiên bản phát hành chính của WordPress được đặt theo tên các nghệ sĩ nhạc jazz nổi tiếng, bắt đầu từ phiên bản 1.0.

Phiên bản Tên phiên bản Ngày phát hành
0.7 none 27/05/2003
1.0 Davis 03/01/2004
1.2 Mingus 22/05/2004
1.5 Strayhorn 17/02/2005
2.0 Duke 31/12/2005
2.1 Ella 22/01/2007
2.2 Getz 16/05/2007
2.3 Dexter 24/09/2007
2.5 Brecker 29/03/2008
2.6 Tyner 15/07/2008
2.7 Coltrane 11/12/2008
2.8 Baker 10/06/2009
2.9 Carmen 19/12/2009
3.0 Thelonious 17/06/2010
3.1 Reinhardt 23/02/2011
3.2 Gershwin 04/07/2011
3.3 Sonny 12/12/2011
3.4 Green 13/06/2012
3.5 Elvin 11/12/2012
3.6 Oscar 01/08/2013
3.7 Basie 24/10/2013
3.8 Parker 12/12/2013
3.9 Smith 16/04/2014
4.0 Benny 04/09/2014
4.1 Dinah 18/12/2014
4.2 Powell 23/04/2015
4.3 Billie 18/08/2015
4.4 Clifford 08/12/2015
4.5 Coleman 12/04/2016
4.6 Pepper 16/08/2016
4.7 Vaughan 06/12/2016
4.8 Evans 08/06/2017
4.9 Tipton 16/11/2017
5.0 Bebo 06/12/2018
5.1 Betty 21/02/2019
5.2 Jaco 07/05/2019
5.3 Kirk 12/11/2019
5.4 Adderley 31/03/2020
5.5 Eckstine 11/08/2020
5.6 Simone 21/02/2021
5.7 Spalding 09/03/2021

Ưu điểm của WordPress

  • Hệ thống Plugin phong phú và không ngừng cập nhật, ngoài ra người dùng có thể viết Plugin hoặc tích hợp code vào WordPress.
  • Được phát triển bằng nhiều ngôn ngữ (hỗ trợ tiếng việt).
  • Cập nhật phiên bản liên tục, cộng đồng hỗ trợ lớn.
  • Có hệ thống Theme đồ sộ, nhiều theme chuyên nghiệp có khả năng SEO tốt.
  • Việc quản lý blog, quản lý các bài viết rất thuận tiện giống như các phần mềm thiết kế website chuyên nghiệp.
  • Thể hiện các tệp PDF, DOC, Powerpoint ngay trên nội dung bài viết. Đặc biệt tích hợp sẵn Latex – công cụ soạn thảo công thức toán học, giúp người sử dụng có thể viết công thức toán học ngay trên blog.
  • WordPress có 23 Widget (ứng dụng tạo thêm) như Thống kê số truy nhập blog, Các bài mới nhất, Các bài viết nổi bật nhất, Các comment mới nhất, Liệt kê các chuyên mục, Liệt kê các Trang, Danh sách các liên kết, Liệt kê số bài viết trong từng tháng… Có 79 theme để người dùng lựa chọn.
  • Ngoài việc được áp dụng để xây dựng các Website dạng trang tin tức và Blog, WordPress còn được sử dụng để xây dựng nên các Website thương mại điện tử với mục đích chính là bán hàng Online (Plugin Woocommerce). Tuy nhiên nếu xét trên phương diện này thì WordPress không thực sự nổi trội.
  • Ngoài thống kê số truy nhập của từng ngày cho blog, WordPress còn thống kê số truy nhập của từng ngày đối với mỗi bài viết của blog. Trên cơ sở đó chủ blog sẽ có định hướng nên viết vấn đề gì tiếp theo.
  • Các comment có thể duyệt rồi mới cho đăng, comment nào có nội dung không phù hợp có thể xóa, nếu cho là spam thì sau này IP đó không có thể gửi comment vào blog được nữa.
  • Admin (chủ blog) có thể cho 35 cộng tác viên gửi bài vào blog, có thể phân quyền cho các cộng tác viên theo các cấp độ khác nhau. Lưu giữ danh sách thành viên đã ghé thăm trang blog. Admin cũng có thể cho bất kỳ ai đăng bài qua email vào blog miễn là admin cho họ một địa chỉ email bí mật của blog (địa chỉ này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào).
  • Sao lưu dữ liệu nhằm khôi phục nội dung blog một cách dễ dàng nếu chẳng may blog bị hack, và cung cấp công cụ chuyển nhà từ các blog khác sang blog WordPress.
  • WordPress hỗ trợ 3 GB để lưu trữ các tệp hình ảnh và văn bản.
  • Hàng ngày WordPress có thống kê 100 bài trên các blog tiếng Việt của WordPress được nhiều người đọc nhất trong vòng 48 tiếng. Nhờ đó bạn biết được các thông tin quan trọng nhất đang diễn ra.
Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Wordpress
Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Wordpress

Nhược điểm của WordPress

  • Phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ: WordPress được báo cáo là có hiệu suất thấp trong việc xử lý các cơ sở dữ liệu dung lượng lớn nên chỉ phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Bảo mật không tốt: WordPress là mã nguồn mở phổ biến. Điều này vừa là ưu điểm lại vừa là nhược điểm, làm WordPress dễ bị tổn thương hơn.
  • Themes và plugins: Một số lượng lớn themes và plugins miễn phí trên WordPress không được cập nhật và hỗ trợ gây nhiều khó khăn cho việc giữ mọi thứ hoạt động ổn định khi nền tảng WordPress được cập nhật.

Phân biệt WordPress.com và WordPress.org 

WordPress.com (Dịch vụ blog)

WordPress.com là dịch vụ tạo blog miễn phí được xây dựng bởi công ty Automattic. Khi đăng ký tài khoản, ban đầu người dùng có thể sử dụng tên miền phụ sub-domain dạng example.wordpress.com. WordPress.com dễ sử dụng, thường được dùng để viết blog, có nhiều giao diện cho người dùng lựa chọn, có cộng đồng viết Blog rất đông đảo. Tuy nhiên, WordPress.com không cài được Plugin, không tùy chỉnh được code của giao diện, Settings rất hạn chế. Để có thêm những tính năng này, người dùng được khuyến khích nâng cấp lên gói trả phí.

WordPress.org (WordPress tự cài đặt)

Được xây dựng bởi cộng đồng mã nguồn mở, WordPress cho phép người dùng tải xuống mã nguồn tại website chính thức WordPress.org. Với mã nguồn này, có thể xây dựng một blog thậm chí một website như ý muốn. Hiện nay, nhắc đến WordPress người ta thường nghĩ ngay đến phiên bản tự cài đặt này.

WordPress được biết đến nhiều nhất như một nền tảng cho phép tạo blog. Sau đó, bằng nhiều plugin (tính năng mở rộng được lập trình viên cung cấp), bạn có thể biến WordPress thành trang bán hàng, giới thiệu sản phẩm, trang đăng ký tài khoản. Điều này mang lại sự khác biệt giữa WordPress.org và WordPress.com.

Phân Biệt Wordpress.com Và Wordpress.org
Phân Biệt Wordpress.com Và Wordpress.org

WordPress Self-Hosted cho nhà phát triển tự phát triển những tính năng theo ý muốn, tạo ra bản sắc riêng, sử dụng với tên miền riêng. Nhà phát triển hoàn toàn có thể sử dụng để làm các shop bán hàng online, diễn đàn, Websites.

WordPress Self-Hosted có thể sử dụng hệ thống FW. Một trong FW nổi tiếng nhất của WordPress là Genesis. Được biết đến sau đối thủ là Thesis, nhưng với chính sách mở. Genesis đã nhanh chóng áp đảo và thống trị FW WordPress Self-Hosted hiện tại.

Hiện nay bạn có thể dễ dàng tự host WordPress chỉ trong 1 phút với các Hosting hỗ trợ tự động cài đặt WordPress.

Bảng so sánh chi tiết giữa WordPress.com và WordPress.org

WordPress.com WordPress.org
  • Về cơ bản WordPress.com là miễn phí. Tuy nhiên vẫn có 4 mức giá tăng dần kèm theo nhiều lợi ích cao cấp khác cho người dùng tùy chọn theo nhu cầu của mình.
  • Đối với WordPress.org, người dùng cần chi trả ít nhất $3/tháng (khoảng 69.000 đồng) cho hosting và $10/tháng (khoảng 230.000 đồng) cho tên miền.
  • Khi sử dụng WordPress.com, người dùng chỉ cần quan tâm đến nội dung website. Tất cả những việc như sao lưu, cập nhật dữ liệu… đều sẽ được WordPress.com quản lý.
  • Còn khi sử dụng WordPress.org, người dùng phải chịu trách nhiệm cho tất cả những hoạt động cần thiết để duy trì trang web của mình. Hoặc họ có thể thuê một ai đó làm việc đó cho mình.
  • Người dùng không có quyền truy cập vào code, theme và plugin hạn chế cũng như không có toàn quyền kiểm soát dữ liệu website của mình.
  • Người dùng thỏa thích truy cập vào mã nguồn, cài đặt bất cứ theme hay plugin nào mà mình thích cũng như có toàn quyền kiểm soát dữ liệu và nội dung website của mình.
  • Người dùng không được phép đặt quảng cáo của sản phẩm không thuộc quyền sở hữu của bản thân trên website của mình.
  • Người dùng có thể đặt quảng cáo của bất kì sản phẩm gì lên trên website của mình và nhờ đó tạo ra được nguồn thu giúp gia tăng lợi nhuận của trang web.

Những ai có thể sử dụng được WordPress

Có hai đối tượng chính sử dụng WordPress:

Những người hiểu biết cơ bản về sử dụng WordPress

Bao gồm cài đặt WordPress, sử dụng giao diện và plugin có sẵn để tùy biến phục vụ mục đích của mình, xuất bản web. Thường là những người làm blog, marketing,…

Những người có kiến thức về lập trình

Họ có khả năng can thiệp và bổ sung/mở rộng tính năng của WordPress. Sử dụng tốt và thuần thục hơn các khả năng mở rộng của WordPress. Họ có thể là các công ty thiết kế website WordPress hoặc các lập trình viên.

Cấu trúc của một trang WordPress

Cấu trúc của WordPress mình đã có những bài tổng hợp. Các bạn có thể xem qua để tìm hiểu nhé.

  1. Bố cục Theme WordPress

  2. Bố cục các Module trong Dashboard WordPress

  3. Hướng dẫn cách cài đặt WordPress trên Hosting

Tại sao nên dùng WordPress để thiết kế website?

WordPress có lịch sử lâu đời

Tính đến hiện tại, WordPress đã bước sang tuổi 18 với vô số thành tựu to lớn. Một con số chứng minh cho sự phát triển bền vững của WordPress và WordPress sẽ còn lớn mạnh hơn trong tương lai.

WordPress có nền tảng CMS lớn và nổi tiếng trên thế giới

Với hơn 65 triệu trang web và blog, cung cấp cho những công ty lớn như TechCrunch, CNN, Disney hay Sony. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi WordPress luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế web.

WordPress có mã nguồn CMS mở

Bất kì ai cũng có thể truy cập và xây dựng cấu trúc WordPress miễn phí.

WordPress dễ dàng tùy chỉnh và sửa chữa

WordPress cung cấp cho người dùng hệ thống Theme WordPress đa dạng. Bạn chỉ cần mua một theme bản quyền phù hợp đi kèm với hướng dẫn sử dụng và nếu bạn có kỹ năng kỹ thuật cơ bản, bạn có thể tự chỉnh sửa một cách dễ dàng và nhanh chóng.

WordPress thân thiện với công cụ tìm kiếm

Hầu hết mọi người đều mong nội dung của mình được xếp hạng cao trên bảng kết quả công cụ tìm kiếm. WordPress được thiết kế để thân thiện với SEO vì bao gồm nhiều công cụ và plugin để tối ưu hóa nội dung cho SEO.

Sở hữu một cộng đồng lớn, sẵn sàng hỗ trợ

Nếu bạn gặp vấn đề khi đang sử dụng WordPress, hãy tìm kiếm giải pháp từ những người đã từng gặp cảnh ngộ giống mình trên cộng đồng người sử dụng WordPress.

Đa dạng plugin và themes

Nhờ lượng người dùng đông đảo, thư viện plugin và theme của WordPress rất phong phú. Bạn cần trả phí để có một theme cao cấp, độc đáo nhưng plugin thì hầu hết là miễn phí và đều mang lại lợi ích cho bạn khi sử dụng.

Thỏa mãn trải nghiệm người dùng

Nhiều nhà thiết kế web là chuyên gia về WordPress, đồng thời WordPress cũng là hệ thống quản lý được lựa chọn của nhiều chuyên gia SEO. Điều này chứng minh WordPress đang rất thành công trong việc đem đến trải nghiệm người dùng tuyệt vời.

Trên đây là bài viết mà mình đã cung cấp những kiến thức cơ bản về WordPress. Cảm ơn các bạn đã theo dõi nhé. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Bài viết liên quan

Array

Địa chỉ VP
Gọi điện thoại
Facebook
Chat Zalo